Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Hàng ngàn nông dân miền Nam Trung Quốc sang Bắc Lào làm ăn
Nếu kết hôn được với người Lào, số tiền viện trợ của nhà nước Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi, nhưng với điều kiện họ phải ở lại Lào trong một khoảng thời gian.

 


Nikkei Asian Review ngày 21/11 đưa tin, trong bất kỳ cuộc trò chuyện bình thường nào, người dân phía Bắc của Lào sớm hay muộn cũng sẽ nhắc đến sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế tại tỉnh Luang Prabang. Quá trình này đã tăng lên trong 10 năm qua và đáng chú ý về độ sâu và sự phức tạp của nó.

 

 





Nông dân Trung Quốc sang Bắc Lào thuê đất trồng chuối. Thuốc sâu, thuốc diệt cỏ bị sử dụng quá mức. Ảnh: Nikkei Asian Review.

 

"Cho người Trung Quốc thuê đất là cách kiếm tiền dễ nhất mà không phải làm việc" 

 

Từ khu casino hào nhoáng cho đến những rừng chuối, rừng trồng cao su rộng lớn ở khắp các tỉnh miền Bắc như Luang Prabang, Oudomxay, Luang Nam Tha và Bokeo đều có bóng dáng người Trung Quốc. Mức độ thâm nhập đôi khi khá "đẹp mắt" như đặc khu kinh tế Golden Triangle, một khu vực rộng 101 km vuông đã được Lào cho công ty King's Romans của Trung Quốc thuê trong 99 năm và mở ra một song bạc, một phố Tàu mới được xây dựng.

 

Trung Quốc đang xây dựng không ít hơn 30 đập thủy điện trong khu vực, bao gồm 7 đập trên sông Nam Ou, một nhánh của dòng Mê Kông. Ngay bên ngoài thành phố Luang Prabang - một di sản thế giới của Liên Hợp Quốc, công ty Vân Nam Luang Prabang đang xây dựng một khu nghỉ mát 5 sao, khu phức hợp khách sạn lớn nhất ở gần thủ đô cũ của Lào.

 

Điều gì đã làm cho hiện tượng này trở nên đáng chú ý từ tầng lớp bình dân của xã hội Lào? Đó là hàng ngàn nông dân nhỏ và các doanh nghiệp miền Nam Trung Quốc, chủ yếu là Quảng Tây và Vân Nam đã tìm sang Bắc Lào để mở công ty, thuê đất làm ăn.

 

Chow Liu, một nông dân Trung Quốc đã đến Muang Xay, thành phố chính của tỉnh Oudomxay cùng với mẹ mình. "Tôi đã nuôi trồng mọi thứ: Đậu dài, ngô, cải bắp, hẹ. Tôi nuôi lợn, thỏ, vịt và tôi bán chúng trên các chợ ở địa phương", Chow Liu nói bằng tiếng Hán và cử chỉ, ông không biết tiếng Lào.

 

Cách khoảng 200 mét từ trang trại của Chow, Zheng Fangyin, một phụ nữ Trung Quốc cũng thuê đất của người Lào và đào ao thả cá. Muang Khuan, chủ đất cho biết: "Tôi đã ký hợp đồng 8 năm với cô ấy. Tôi cho người Trung Quốc thuê đất đơn giản là vì họ trả cao hơn so với người Lào."

 

Đi về phía Nam, tại thành phố Luang Prabang, Vatsana Chathavong, một phụ nữ Lào đã cho doanh nhân Trung Quốc thuê khách sạn của mình trong vòng 10 năm. "Tôi hoàn toàn hài lòng. Tôi tự điều hành khách sạn trong 2 năm và kiếm được một ít, nhưng tôi có thể kiếm được nhiều tiền hơn bằng việc cho thuê nó. Người thuê có thể đưa về nhiều khách du lịch Trung Quốc".

 

Có nhiều khu vực khác ở Bắc Lào nưoi người nhập cư Trung Quốc đang có một tác động kinh tế đáng kể. Tại một số huyện của tỉnh Bokeo, nhiều nông dân Lào cho người nhập cư Trung Quốc thuê đất dài hạn để trồng chuối trên các đồn điền trải rộng hàng trăm ha.

 

Kalia Sompavong, một hướng dẫn viên du lịch tại Bokeo cho biết: "Người lào cho người Trung Quốc thuê đất vì họ coi đó là cách kiếm tiền dễ nhất mà không phải làm việc".

 


 

Sòng bạc Trung Quốc mọc lên trên đất Lào. Ảnh: Nikei Asina Review.

 

"Di cư sang lào được chính quyền hỗ trợ, kết hôn được với người Lào tiền hỗ trợ gấp đôi"

 

Ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc đối với Lào không phải chuyện gì mới mẻ. Là đất nước không có biển, nhưng lại có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và mật độ dân số thấp, từ lâu Lào đã trở thành miền đất hứa cho người Trung Quốc di cư. Nhưng sự xâm nhập kinh tế đã tăng lên đáng kể trong vài năm qua.

 

Đầu năm 2014 Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Lào, vượt qua Thái Lan và Việt Nam. Các công ty Trung Quốc chiếm ưu thế trong khai thác mỏ, giao thông vận tải, trồng rừng, thủy điện. Xuất khẩu của Lào sang Trung Quốc tăng 300% từ năm 2005 đến năm 2013.

 

Những người Trung Quốc mới sang Lào là do thiếu đất sản xuất ở quê hương họ. Nhưng cũng có yêu tố khác. Họ sang Lào dễ làm ăn hơn vì ở Trung Quốc muốn thành lập một doanh nghiệp, họ phải chấp nhận tình trạng tham nhũng của chính quyền địa phương.

 

Một số người Lào tin rằng, người Trung Quốc di cư sang Lào sẽ nhận được hỗ trợ bằng tiền từ chính quyền địa phương quê họ. Nếu kết hôn được với người Lào, số tiền viện trợ của nhà nước Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi, nhưng với điều kiện họ phải ở lại Lào trong một khoảng thời gian cố định. Đại sứ quán Trung Quốc tại Vientiane không trả lời yêu cầu bình luận về câu chuyện này.

 

"Người Trung Quốc đầu tư 1 triệu USD cho một trang trại trồng chuối, chỉ sau 5 năm có thể thu về lợi nhuận lên đến 20 triệu USD", một chuyên gia nông nghiệp cho biết. Tuy nhiên sự hiện diện đông đảo của người Trung Quốc tại Bắc Lào cũng có mặt tối của nó.

 


 

Người Lào trở thành lao động làm thuê cho các chủ đồn điền Trung Quốc, họ phun thuốc sâu liên tục mà không có bất kỳ đồ bảo hộ lao động nào. Ảnh: Nikkei Asian Review.




Hệ lụy từ thuốc trừ sâu Trung Quốc

 

Họ sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ vô tội vạ trong các đồn điền và ảnh hưởng rõ rệt đến môi trường, sức khỏe con người. Điều này đã trở thành thực tế đáng báo động. "Chúng tôi đeo mặt nạ, nhưng vẫn nhức đầu và ngứa mắt. Con trai tôi cứ ăn vào là nôn", Sith, một công nhân từ tỉnh Xayabouri nói về trang trại trồng chuối ở Tonpheung tỉnh Bokeo.

 

Ở đây thuốc trừ sâu được phun liên tục nhưng công nhân lại không có bất kỳ thiết bị bảo hộ lao động nào. Mùi hôi thối độc hại không thể chịu đựng sau một vài phút. Một công nhân khác vẫn còn ôm nỗi đau khi đứa con trai 6 tháng tuổi của anh mới mất cách đây hai tuần.

 

"Con anh trở nên vàng vọt và nôn ra máu. Môi đứa bé bị nứt, các bác sĩ cho biết nó gặp vấn đề về gan", một người bạn của anh nói. Tại bệnh viện Tonpheung, một bác sĩ xác nhận về tình trạng lạm dụng thuốc trừ sâu và sức khỏe của người lao động. Hầu hết bệnh nhân đến đây là công nhân trong các đồn điền, đặc biệt là con cái họ.

 

"Họ bị nôn, tiêu chảy và sốt. Phổi của họ bị ảnh hưởng", bác sĩ Bounkhong nói. Chính phủ Lào đã có hành động. Cuối tháng Chín, Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp đã cảnh báo 4 công ty Trung Quốc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu và ra lệnh kiểm tra các đồn điền trồng chuối ở một số tỉnh. Bộ cũng cấm mở các đồn điền trồng chuối mới, tuy nhiên ngoài thực tế điều này không rõ ràng.

 

Người Trung Quốc biết cách làm thế nào để đối phó với các quan chức địa phương thông qua các "món quà nhỏ". Sự gia tăng hiện diện kinh tế của Trung Quốc cũng dẫn đến sự dịch chuyển của toàn bộ một cộng đồng, thay thế bằng khu song bạc ở Boten và Hoay Sai, các đập thủy điện ở tỉnh Oudomxay và Luang  Nam Tha.

 

Trong năm 2012, một ngôi làng với hàng trăm hộ dân được di dời để mọc lên khu casino King's Romans. Dân làng được tái định cư ở nơi ở mới do Trung Quốc xây dựng. Lúc đầu nhà cửa nhìn rất đẹp, nhưng chỉ sau 1 đến 2 năm, trần nhà, thậm chí cả mái nhà phụ bắt đầu sụp đổ, Vanika Vannarath kể. Cô cho biết không ai muốn ở lại đây, nhưng họ không có lựa chọn khác.

 

 

 

 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp (18-05-2024)
    Bộ trưởng Công an Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội (18-05-2024)
    Mẹ và vợ ông chủ Việt Á Phan Quốc Việt lý giải về số tiền hàng trăm tỷ đồng bị phong tỏa (16-05-2024)
    Vụ án Việt Á: Tiết lộ về 54 sổ tiết kiệm đứng tên người thân của Phan Quốc Việt (16-05-2024)
    Từ hôm nay (15-5): Giá điện có thể được điều chỉnh 3 tháng một lần (15-05-2024)
    Vietnam Airlines mở bán 300.000 vé giá ưu đãi phục vụ cao điểm Hè (15-05-2024)
    Vụ Việt Á: Cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nộp thêm 1 tỉ đồng khắc phục (15-05-2024)
    Những ai tiếp tục được hưởng phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024? (15-05-2024)
    Thủ tướng kỷ luật khiển trách Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (14-05-2024)
    Xử lý nghiêm việc buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu (14-05-2024)
    4 người thương vong do sự cố tại công ty than ở Quảng Ninh (13-05-2024)
    Vượt nắng kéo dây trên công trường đường dây 500kV mạch 3 (12-05-2024)
    Hiện tượng cháy giữa đồng ở Sóc Trăng có thể là do khí Metan trong lòng đất (12-05-2024)
    Xử phạt hơn 1 tỷ đồng đối với ngư dân để tàu cá vi phạm IUU (12-05-2024)
    Lộ khối tài sản 'khủng' của nguyên giám đốc Sở KHĐT Quảng Nam (10-05-2024)
    Quảng Bình: Huy động hàng trăm người tìm kiếm 10 ngư dân mất tích (08-05-2024)
    Quảng Bình: Thêm 4 ngư dân trong vụ chìm 4 tàu cá cập bờ an toàn (07-05-2024)
    Điều tra vụ thi thể nữ giới trên hồ Láng, gần Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (07-05-2024)
    Án mạng đau lòng ở Quảng Bình: Hàng trăm người đang truy bắt nghi phạm (07-05-2024)
    Cục Hàng không đề nghị hành khách cung cấp thông tin mua phải vé máy bay giá cao (07-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Nhưng tin đồn thất thiệt và một âm mưu phá hoại kinh tế Việt Nam? (16-11-2015)
    Tại sao Tân Hoa Xã "có thể hiểu" Obama không vui vì Tập Cận Bình thăm VN? (16-11-2015)
    VN phản ứng phát biểu về Biển Đông của ông Tập Cận Bình tại Singapore (12-11-2015)
    Nhật sử dụng dịch vụ ở Cam Ranh, tập trận chung với Việt Nam là chuyện đáng mừng (08-11-2015)
    Thiện chí chót lưỡi đầu môi (07-11-2015)
    'Lời nguyền địa lý' - sức nặng đè lên số phận dân tộc Việt Nam (06-11-2015)
    21 phát đại bác chào mừng Chủ tịch TQ (05-11-2015)
    Quan hệ Việt - Trung và Hoàng Sa, Trường Sa (04-11-2015)
    Người Việt nên ứng xử ra sao với chuyến thăm của ông Tập Cận Bình? (03-11-2015)
    Ông Tập Cận Bình sẽ phát biểu trước Quốc hội Việt Nam (31-10-2015)
    Ứng xử với Trung Quốc nên thiện chí, tỉnh táo (30-10-2015)
    Việt Nam nên ứng xử ra sao với Trung Quốc và Mỹ? (28-10-2015)
    Đài Loan lo ngại Việt Nam phản đối hoạt động trên đảo Ba Bình (26-10-2015)
    Đài Loan xây xong hải đăng phi pháp ở đảo Ba Bình (25-10-2015)
    Nếu Mỹ vào 12 hải lý các thực thể Việt Nam đóng giữ ở Trường Sa ta phản ứng sao? (23-10-2015)
    Người Việt nên nhìn nhận ra sao trước khả năng Mỹ-Trung chạm trán ở Trường Sa? (22-10-2015)
    Trung Quốc dọa biến Trường Sa thành thùng thuốc súng (18-10-2015)
    Việt Nam cần thận trọng với gián điệp mạng Trung Quốc khi Biển Đông căng thẳng (16-10-2015)
    Phân biệt chủng tộc và kích động bài Việt chỉ làm cho xã hội Campuchia bất ổn (13-10-2015)
    Mỹ sẽ kiểm tra cam kết của Tập Cận Bình ở Trường Sa (12-10-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153137910.